CHUYỂN ĐỔI SỐ

THÁI NGUYÊN

Mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

Ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành chè Thái Nguyên – Nâng tầm giá trị thương hiệu “Đệ nhất danh trà”

Tue Jul 15 12:34:00 GMT+07:00 2025

Thái Nguyên từ lâu được biết đến là cái nôi của ngành chè Việt Nam, với sản phẩm chè mang thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành chè Thái Nguyên đứng trước yêu cầu phải đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Một trong những giải pháp trọng tâm là ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số vào toàn bộ chuỗi giá trị chè – từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp chiến lược để gia tăng giá trị, phát triển bền vững.

Thái Nguyên từ lâu được biết đến là cái nôi của ngành chè Việt Nam, với sản phẩm chè mang thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trước bối cảnh hội nhập sâu rộng và tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành chè Thái Nguyên đứng trước yêu cầu phải đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường. Một trong những giải pháp trọng tâm là ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số vào toàn bộ chuỗi giá trị chè – từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp chiến lược để gia tăng giá trị, phát triển bền vững.

Thái Nguyên hiện có khoảng 22.200 ha chè, với sản lượng chè búp tươi đạt trên 273.000 tấn/năm, đóng góp giá trị khoảng 13.800 tỷ đồng cho nền kinh tế địa phương. Nhiều sản phẩm chè của tỉnh đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao, 5 sao, khẳng định chất lượng và vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Chè không chỉ là sản phẩm nông nghiệp chủ lực mà còn là biểu tượng văn hóa, du lịch của tỉnh.

Các Tiktoker livestream bán các sản phẩm trực tuyến trong phiên chợ chè Trại Cài và nông sản Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Số hóa vùng trồng và quản lý chuỗi giá trị

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, Thái Nguyên đã đẩy mạnh số hóa dữ liệu vùng trồng chè. Đến nay, tỉnh đã quản lý 95 mã vùng trồng với 538 ha, trong đó 62 mã vùng dành cho cây chè. Việc số hóa này giúp minh bạch quy trình sản xuất, hạn chế lạm dụng hóa chất, đồng thời hỗ trợ truy xuất nguồn gốc nhanh chóng qua mã QR – yếu tố quan trọng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Triển khai nền tảng số và IoT trong sản xuất

Thái Nguyên đang triển khai nền tảng số VNPT-Green, cho phép nông dân và hợp tác xã cập nhật nhật ký điện tử, ghi lại toàn bộ quy trình chăm sóc, bón phân, phun thuốc. Ứng dụng tích hợp công nghệ IoT, AI và GIS để giám sát sâu bệnh, dự báo năng suất, hỗ trợ người trồng chè điều chỉnh phương thức chăm sóc kịp thời. Đặc biệt, hệ thống gửi cảnh báo sớm về thời tiết, dịch hại qua điện thoại, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng suất từ 10-15% và và giảm chi phí sản xuất từ 5–7%.

Ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản 

Công nghệ hiện đại được áp dụng mạnh mẽ trong khâu chế biến: máy sao chè tự động, máy vò tiên tiến, hệ thống sấy bằng năng lượng sạch… Các dây chuyền mới giúp giữ nguyên hương vị đặc trưng của chè Thái Nguyên, nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm, đặc biệt đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. 

Mở rộng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc

Ngành chè Thái Nguyên đã bước đầu kết nối sản phẩm với các sàn thương mại điện tử như TikTok Shop, Shopee,… Nhiều sản phẩm OCOP 4 sao, 5 sao được tiêu thụ trực tuyến, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, công nghệ QR code được áp dụng trên bao bì, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao niềm tin và minh bạch hóa thị trường. Đồng thời, tỉnh đang nghiên cứu áp dụng công nghệ blockchain để bảo mật dữ liệu và tăng tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc, đặc biệt với các thị trường cao cấp.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KHCN và chuyển đổi số, ngành chè Thái Nguyên đạt nhiều kết quả tích cực: 96% hợp tác xã, doanh nghiệp chè được số hóa dữ liệu và cập nhật vào hệ thống quản lý tập trung; hoàn thiện cấp mã số vùng trồng cho hàng trăm ha chè, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; hình thành hệ thống dữ liệu lớn phục vụ điều hành ngành chè, tích hợp trí tuệ nhân tạo để phân tích dự báo sản xuất; tăng giá trị sản phẩm từ 15-20% nhờ minh bạch quy trình và mở rộng kênh phân phối số. Những kết quả này khẳng định, ứng dụng KHCN và chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng, mà còn tạo sức bật cho thương hiệu chè Thái Nguyên trên thị trường quốc tế. 

Để tiếp tục phát huy lợi thế, Thái Nguyên đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như diện tích chè toàn tỉnh mở rộng lên 24.500 ha, sản lượng đạt 300.000 tấn búp tươi/năm; 70% diện tích chè đạt chứng nhận GAP, hữu cơ và có mã số vùng trồng; 100% cơ sở chế biến chè đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; ít nhất 250 sản phẩm OCOP 3–5 sao; hoàn thiện số hóa 100% vùng trồng và chuỗi sản xuất chè trên toàn tỉnh; đào tạo kỹ năng số cho nông dân và hợp tác xã, xây dựng nguồn nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu giống chè mới, canh tác hữu cơ, chế biến sâu, nâng giá trị xuất khẩu;… Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số chính là chìa khóa để ngành chè Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ, phát triển bền vững và khẳng định vị thế “Đệ nhất danh trà” trong kỷ nguyên số.

TT

Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Thái Nguyên

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Thái Hoàng - Giám đốc

Địa chỉ: Phường Vạn Xuân, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0208.3501.260 - Fax: 0208.3501.260 - Email: cds@thainguyen.gov.vn