Chỉ thị về việc phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực dệt may tỉnh Thái Nguyên
2025-05-13 08:26:00.0
Ngày 30/4/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND về việc phát triển đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực dệt may tỉnh Thái Nguyên.
Tại buổi tham quan và làm việc tại Nhà máy May TNG Sơn Cẩm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu và mong muốn Công ty TNG tiếp tục tiên phong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong đó, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội Nghị triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW trong lĩnh vự may mặc tỉnh Thái Nguyên, với thành phần tham dự là các cơ quan Trung ương, sở, ban, ngành, địa phương liên quan, doanh nghiệp may mặc điển hình trên thế giới và Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp; hỗ trợ kết nối, cung cấp thông tin thị trường các FTA mà Việt Nam đã tham gia và ký kết; kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình xúc tiến xuất khẩu do Bộ Công Thương tổ chức.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện xây dựng và tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may: đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm mới; ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu (Big Data), Internet vạn vật (IoT) trong sản xuất, quản trị và marketing, thương mại hóa sản phẩm; ứng dụng các công nghệ mới như tự động hóa sản xuất, hệ thống quản lý sản xuất thông minh, công nghệ thiết kế 3D, blockchain truy xuất nguồn gốc, cải thiện khả năng dự báo và lên kế hoạch hệ thống ERP. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may tham gia kết nối cung cầu và chuyển giao công nghệ; tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên sâu về ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số cho cán bộ, doanh nghiệp trong ngành dệt.
Sở Tài chính hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp dệt may nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; phân bổ ngân sách hợp lý để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong ngành dệt may.
Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tăng cường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Ngành dệt may tỉnh Thái Nguyên; mở các lớp đào tạo về kỹ thuật may tiên tiến, vận hành máy móc tự động , quản lý chất lượng IOS/WRAP. Hợp tác với trường nghề, cao đẳng, đại học để thiết kế chương trình đào tạo “may xuất khẩu quốc tế”.
Đối với các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh thực hiện tối ưu hóa quy trình, quản lý dữ liệu sản xuất trực quan, rõ ràng có hệ thống. Hồ sơ, tài liệu và thông tin về thiết bị, vật tư sản xuất được kiểm soát cụ thể và chặt chẽ. Các thiết bị máy móc sản xuất được quản lý và theo dõi giúp người quản lý đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời, phòng ngừa, giảm thiểu lỗi sản xuất.
Đặc biệt, UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tiếp tục tiên phong triển khai mô hình doanh nghiệp may mặc điển hình thực hiện số hóa, xanh hóa, tự động hóa, thông minh hóa, hiện đại hóa toàn bộ các khâu trong chuỗi sản xuất nhằm tăng năng suất, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng theo hướng: hoàn thiện, nâng cấp, triển khai rộng khắp Giải phóng công nghệ Tre, là nền tảng số ngành may mặc do TNG nghiên cứu và phát triển; sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời áp mái ở các nhà xưởng; sử dụng công nghệ 3D, metaverse trong thiết kế, trình diễn sản phẩm; sử dụng IoT, AI, robotics trong công việc tự động hóa, thông minh hóa dây chuyền sản xuất; đánh giá hiệu quả thông minh qua bộ chỉ số đánh giá cụ thể.
Thông tin chi tiết Chỉ thị xem tại đây.!.