CHUYỂN ĐỔI SỐ

THÁI NGUYÊN

Mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

Phát triển hạ tầng viễn thông đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

2023-05-30 08:36:00.0

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên quan tâm đặc biệt đến phát triển hạ tầng số nói chung và hạ tầng viễn thông nói riêng.

Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên quan tâm đặc biệt đến phát triển hạ tầng số nói chung và hạ tầng viễn thông nói riêng. 

Đồng chí Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trao giấy khen cho Viettel Thái Nguyên vì có đóng góp tích cực trong công tác thông tin và truyền thông.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông gồm: VNPT Thái Nguyên; Viettel Thái Nguyên; MobiFone Thái Nguyên; Vietnamobile; FPT Thái Nguyên; Truyền hình cáp Thái Nguyên (VTVCab); Truyền hình SCTV cáp Thái Nguyên. Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng, góp phần đẩy mạnh các hoạt động trên môi trường điện tử, phù hợp với sự phát triển của đơn vị, địa phương trong tỉnh trong tiến trình chuyển đổi số ở các lĩnh vực. Hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông của tỉnh đã phủ rộng từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn, bảo đảm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của người dân, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng viễn thông, đảm bảo phủ sóng đến tất cả khu dân cư với chất lượng cao; các xóm vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (xóm Cao Biền, xóm Lũng Luông thuộc huyện Võ Nhai, xóm Ba Họ thuộc huyện Phú Lương …).

Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.800 điểm thu phát sóng điện thoại di động (trạm BTS), cung cấp dịch vụ điện di động 2G (điện thoại và tin nhắn), 3G (điện thoại, tin nhắn, truy nhập Internet), 4G (điện thoại, tin nhắn, truy nhập Internet tốc độ cao). Mạng lưới cáp quang được kéo đến 100% các xã, gần 100% các xóm bản được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet và truyền hình qua cáp quang với chất lượng cao, tạo điều kiện cho các gia đình vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận và sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng. Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 11.768 thuê bao. Các thuê bao này chủ yếu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng; Tổng số thuê bao điện thoại di động là 1.758.000 thuê bao, đạt tỷ lệ xấp xỉ 134 thuê bao/ 100 dân (nhiều người sử dụng từ 2 thuê bao trở lên). Trong tổng số 1.758.000 thuê bao điện thoại di động thì có 1.013.000 thuê bao có sử dụng dịch vụ truy nhập Internet (3G và 4G); Tổng số thuê bao truy nhập Internet cố định băng rộng qua cáp quang là 251.000 thuê bao (tăng 38% so với năm 2020), tương đương 74% hộ gia đình đã sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng; Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 1.734 tỷ đồng (năm 2022).

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có 11 thôn, bản chưa có sóng di động 3G, 4G; 03 thôn, bản chưa có Internet băng rộng di động và khoảng 75 điểm lõm sóng (10-20 hộ dân). Nguyên nhân do địa hình núi cao, hiểm trở khó lắp đặt trạm phát sóng, bên cạnh đó một số xóm có phân bổ dân cư quá thưa (khoảng 50-70 hộ dân, nhưng kéo dài 5-7 km).

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới, nâng cấp hạ tầng viễn thông hiện tại; triển khai ứng dụng công nghệ thông minh cho hạ tầng cáp quang để đáp ứng băng thông cho phát triển kinh tế số, xã hội số; triển khai công nghệ mới cho trung tâm dữ liệu để bảo đảm chất lượng dịch vụ trên hạ tầng viễn thông; hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; tập trung nâng cấp mạng di động 4G, triển khai hạ tầng mạng di động 5G; thí điểm những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số…

Tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025 sẽ phát triển hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 80% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Cùng với đó, tỉnh đã chỉ rõ một số giải pháp để thực hiện các mục tiêu trên, đó là: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, tăng cường dùng chung hạ tầng thông tin; xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn tỉnh, bắt đầu từ các đô thị, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, bảo đảm sự kết nối, liên thông trong toàn tỉnh; tập trung nâng cấp mạng di động 4G, tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 5G, phấn đấu đến năm 2025 phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phục vụ quá trình chuyển đổi số.

 

Đình Giang

Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Thái Nguyên

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỂN THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Đình Giang - Giám đốc

Địa chỉ: số 5, đường Nha Trang, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0208.3501.260 - Fax: 0208.3501.260 - Email: cds@thainguyen.gov.vn